Tôi tiếp xúc với truyện tranh khá muộn, khi đã đọc quá trời truyện chữ. Câu từ của truyện tranh có phần đơn giản hơn, gần gũi hơn và lãng mạn hơn (tại mấy lão đấy dịch bậy vãi cả đái ra). Nhưng cách thể hiện có hình làm trí tưởng tượng bớt phong phú hơn, bù lại thì có sẵn cái để mần rồi.
Nếu tôi tiếp xúc với truyện tranh sớm hơn, liệu tôi có trở thành Wibu không? Cái đó tôi cũng không chắc được. Cuộc đời có vô vàn biến số, sao bạn biết được hôm nay đi ra ngoài bằng chân trái thì chân phải sẽ không bị bong gân?
Tôi wibu, tôi nghiện truyện tranh. Nhất là khi bố tôi đòi lắp mạng. Tôi đọc một lô lốc truyện tranh mà không phải đợi bố chở đến nhà sách và mua nữa. Tôi thích lắm. Nhưng cũng dần có cái dở.
Cái dở của truyện tranh lúc đó là thiếu nguồn trầm trọng. Một là bản scan từ truyện đã xuất bản, hai là bản dịch mà nó vừa xấu vừa xa, vừa tởm lợm và cách dịch cũng trẻ trâu và tởm lợm không kém.
À hình như tôi quên không nhắc là mặc dù tôi dốt văn nhưng tiếng Anh tôi méo kém tí nào. Tôi có thể đọc hiểu được khá tốt, và còn khá kiêu căng khi nghĩ mình có thể dịch được bất cứ cái gì về tiếng Việt. (Tham lam! Ngu dốt! Còn cái lịt!)
Mà cái sự thích thú học tiếng Anh lại là vì tôi chơi điện tử. Mà để hiểu được một nhiệm vụ phải làm cái gì thì không phải chỉ là gõ vài dòng cheat (mấy dòng lệnh ăn gian) mà mình mó được trên mạng vào, mà tôi còn muốn hiểu được trò chơi muốn hướng dẫn mình làm cái gì, tôi muốn biết nhân vật mình điều khiển sẽ có câu truyện như nào, họ sẽ đi đâu và về đâu. Thế là tôi tiếp nhận tiếng Anh, một cách đơn sơ và gẫn gũi như thế. Tất nhiên điều này bố tôi không vui, vì chả phụ huynh nào thích thú con mình chơi điện tử suốt cả ngày như thế cả. Nhất là khi đó thì điện tử được ví như ma tuý và làm bao gia đình tan cửa nát nhà. Truyền thông thời đó láo thật, láo ơi là láo, tôi chơi vì tò mò chứ có phải nghiện đâu (mặc dù tôi cũng có những pha chơi thông 6 - 8 tiếng một ngày).
Tôi bén duyên với mảng dịch thuật truyện tranh khi vào đầu cấp 03, một nhóm trên mạng tuyển cộng tác viên. Tôi ngu dại lắm, làm không công chả được đồng cắc nào, ngoài niềm vui. Và niềm vui ấy còn bị mấy ông trưởng nhóm vừa dí deadline (hạn đăng truyện), vừa dí câu từ. Tôi vui phần nào vì mình biết dùng máy tính nhiều hơn chỉ là chơi điện tử hay là dùng mấy cái ứng dụng của Office. Tôi vui vì được là chính mình, được thoả cái trí tò mò, hay gọi là sở thích của bản thân.
Tôi bắt đầu với những bộ mà ít người đọc, rồi thế nào cũng trải qua đủ thể loại. Từ truyện tranh có raw xấu ơi là xấu chỉnh sáng, chỉnh tương phản, làm sạch chắc cũng mòn tay. Đến những bộ truyện màu lung linh huyền ảo, rồi chỉnh đến mức mà mắt mình còn mờ ra không rõ đâu là đỏ với cam. Tôi biết mình dịch lậu, mà dịch lậu thì cầm được raw lên đã là may mắn lắm rồi. Tôi cũng học cách dịch thông qua những bản dịch của các dịch giả lúc ấy. Rồi học cách đổi font chữ, tại sao VNI với TELEX lại khác nhau nhiều thế. Hay là tạo các action và render bản cuối.
Tất tần tật Photoshop học hết từ mấy bài viết trên diễn đàn của liên xô chống mẽo. Rồi lại được thao tác, rồi có người nắn lại. Chính ra thời đó quen rất nhiều, nhưng toàn những người chung sở thích. Mặt khác, dù I-tờ-nét có xấu xí đến mấy, như mấy báo mạng hay bôi tro trát trấu lên, những người làm cùng tôi đều là những người tử tế. Chí ít là cho đến bây giờ, họ vẫn luôn tử tế.
Nhưng đam mê không kéo dài được lâu, bởi 03 năm cấp 03, trôi qua nhanh như một cơn gió. Tôi phải học nhiều hơn, tôi bỏ bê những thứ cản tiến độ của mình. Và tôi nghỉ hẳn việc dịch thuật. Các anh em khác cũng có dự định riêng, thế là mọi người quyết định dừng lại. Nhưng kèo nhậu gọi thì vẫn có mặt đấy 😄
Bẵng đi vài năm, tôi quay trở lại việc dịch thuật bằng những bộ mà tôi sẽ méo dám làm nếu có phụ huynh hay người nhà ở gần. Những bộ hentai. Điều thú vị là hentai rất ít người dịch, mặc dù số lượng genre (thể loại) của nó nhiều vô kể. Một mảnh đất màu mỡ, nhưng lại thiếu dịch giả cứng và editor (biên tập) có tay nghề một chút.
Đã từng có giai đoạn tôi méo thể nào thường thức được truyện tranh mà không liếc thấy những chỗ dịch ẩu, căn lề sai, căn chữ trong bóng thoại sai tỉ lệ, chữ tràn viền hay vân vân và mây mây.
Trở lại với hentai, tuy có nhiều bộ được dịch nhưng toàn là thể loại nhẹ nhàng (vanilla) hoặc là đa thê (harem), vốn phục vụ đại đa số người đọc. Tôi thích những thứ khác biệt, nên tôi dấn thân vào những bộ có nội dung dị hơn, làm những thứ mà mọi người cảm thấy ghê tởm. Vì gu tôi mặn? Một phần thôi. Vì tôi xác định rằng việc dịch thuật này vốn không phải là tiếng tăm mà mình để lại. Mà vì mình cũng muốn thử sức, tất cả là vì mình.
Ban đầu tôi làm khá thô bỉ, nhưng vẫn giữ cái tính OCD của mình. Mọi chữ phải được căn một cách có nề nếp, đúng tỉ lệ. Rồi tôi nhận được những phản hồi từ bạn bè là chữ bé quá nó phóng to lên mới đọc được. Và tôi điều chỉnh lại. Hay nhận được là chỗ này dịch nặng quá, nên dịch nhẹ hơn, nên đổi từ để đọc đỡ khô khan. Và tôi điều chỉnh tiếp. Cứ thế liên tục cho đến khi tôi không còn ngần ngại với bất cứ thứ gì. Tôi có thể dịch một bộ ngọt như kẹo đường vào hôm nay, và ngay 6 tiếng sau ra mắt một bộ mặn hơn muối mỏ. Tôi làm được tất, cái gì tôi cũng kham được, miễn là không phải làm trước mặt gia đình thôi.
Nói đùa chứ dịch hentai khoái lắm, không phải vì bạn có thể tụt quần ra làm trò con bò ngay tại chỗ, mà có những lúc căng não lên nghĩ ngợi tùm lum về dụng ý của tác giả cũng làm bạn quên mất là mình đang dịch một thứ mà người đọc chỉ muốn nắng cực thôi. Nhưng không, tôi phải truyền đạt được dụng ý, nên tôi cứ làm vì mình thôi, còn mọi người đọc lướt hay đọc chỉn chu như nào thì tôi không biết. Và tôi mong mỏi được ai đó xem xét bản dịch của mình. Mong mỏi lắm. Vì dẫu sao, đấy cũng là lần đầu tôi tự làm gì đó cho bản thân, chẳng có ai, ngoài chính mình cả. Cô đơn lắm.
Nhưng dịch truyện tranh nhiều cũng nhàm, và có người góp ý là phong cách dịch của tôi nếu là truyện chữ sẽ ổn hơn, có nhiều khoảng trống hơn để hành văn. Tôi cũng bắt đầu đọc truyện khiêu dâm từ đâu đó lớp 11, nhưng mà để mà dịch thì chưa có ý định lắm.
Cho tới khi PC tôi hỏng, nhà tôi đang xây nên chả có cái gì để làm cả. Tôi đi ở nhờ nhà cô dì chú bác, xung quanh đồng không mông quạnh lại còn gần bãi tha ma nữa, I-tờ-nét thì lúc được lúc không. Nên là dịch truyện chữ là chí lý. Với cả, máy tính xách tay của tôi khi đó thừa có 150GB ổ cứng thôi, trừ phần lưu trữ cho công việc thì còn đâu đó 60GB, còn chả đủ để lưu được cho một bộ hentai có 15 trang ấy chứ.
Truyện chữ thì khó hơn nhiều, mỗi tác giả một kiểu hành văn khác nhau. Muốn dịch được một dòng phải đọc ý cả đoạn. Mà có nhiều từ mình chả biết nữa, vì tác giả truyện chữ họ cũng sống ở nền văn minh khác với mình, họ cũng có những thứ đại loại là tiếng địa phương, đọc mà không tra Gúc thì có mà móm. Từ ấy thì tôi hiểu hơn một chút về cái gọi là sự toàn vẹn của tiếng Việt, ôi thứ ngôn ngữ 20 năm dùng một quyển từ điển chả cần tái bản. Nghèo đói đến sợ. Tôi chỉ nhớ là quyển Oxford của tôi còn bị quá đất, chứ quyển từ điển tiếng Việt thì tôi dùng chán rồi vẫn chưa hết hạn. Gần như chả có gì mới trong tiếng Việt.
Điều tồi tệ hơn là, tôi bắt đầu lung lay giữa 02 thứ:
- Dịch y nguyên bản, không làm rơi rớt nội dung
- Dịch ý nghĩa, chấp nhận rơi rớt một chút để đảm bảo câu từ nuột hơn
Tôi đi theo hướng đầu tiên trước. Nếu bạn đọc tôi lúc đó, chắc hẳn sẽ thấy tôi dịch rất cục súc, không có lấy một cái gì gọi là mềm mại cả. Chưa kể còn khô khan vô cùng tận. Nguyên gốc nó khô thì tôi cũng khô, mà nguyên gốc nó mềm thì tôi cũng mềm. Giọng văn na ná với tác giả.
Dịch truyện chán tôi chuyển qua dịch How-To (một dạng bài kiểu hướng dẫn). Dịch cái này khó hơn hẳn việc tôi làm trước đó, vì tôi phải đăng nguyên bài lên Pha-ke-búc, cái trang có ông CEO tóc xoăn tít thò lò mà hơi tí là khoá bố nó tài khoản tôi vào vì tôi viết bậy bạ mà lại còn cục súc nữa. Thế là tôi phải chuốt lại văn phong của mình, sao cho nó vẫn giữ được phong thái của người viết, mà không làm ảnh hưởng đến con tài khoản duy nhất của tôi. Rồi thế là giọng văn của tôi cũng đổi đi kha khá, và có lẽ vì vậy mà, tôi nói năng cũng ổn hơn.
Việc đọc bổ cho việc viết. Việc viết bổ cho việc nói. Việc nói, tôi cũng không biết nữa, nhưng nói chung là phần lợi này thì chỉ mình tôi được hưởng, có ai hưởng thay cái thằng lao đầu vào làm đâu. Nói như kiểu người đúc đồng thì nghệ nhân là người thích nhất, mọi tinh tuý của nghề ngấm hết vào người, làm gì có ai làm được y hệt. Kiêu căng thế đấy.
Tổng kết lại chút nhỉ?
Tôi thích dịch thuật. Tôi cũng có một vựa dịch thuật ngay trên cái blog này, nhưng không công khai vì giờ nó là blog cá nhân, không còn là cái thời cứ dịch phát là đăng bậy bạ nữa. Nếu bạn tìm được, chắc cũng là kho báu cho 5 phút luyện cơ tay. Hoặc dài lâu hơn là nhiều thì giờ buốt óc mà rạo rực tâm can.
Từ dịch thuật tôi quen được kha khá người. Đều là người giỏi và tử tế.
Từ dịch thuật tôi quen được 03 người. Không hẳn là giỏi. Nhưng là vấn đề của phần sau.
Để liên hệ nhóm dịch dễ lắm. Chịu khó nhòm credit (thường là trang cuối) sẽ thấy họ đăng tuyển. Ứng tuyển cũng dễ.
Tôi có háo danh không? Có. Nhưng cũng chả đến đâu cả. Nên tôi chấp nhận buông bỏ danh hão đấy. Dù sao tôi cũng dịch lậu. Có đáng được tuyên dương đâu cơ chứ.
Chắc thứ duy nhất đáng được tuyên dương là đống tài liệu về Javascript mà tôi dịch cùng các anh em khác cho MDN. Nhưng mà hình như bọn nó cũng tắt cái tính năng chuyển ngôn ngữ về tiếng Việt rồi. Nhờ cái đó mà tôi luận ra được vô số thứ khác, cũng như tinh chỉnh lại khả năng giao tiếp của mình. Có lẽ vì thế mà bài luận cuối khoá tôi chả phải sửa gì mấy ngoài mấy lỗi chính tả linh tinh.
Và dịch cho ai? Cho mình.
Nếu có thể, hãy tham gia một nhóm dịch chuyên nghiệp. Họ giỏi hơn hẳn là cái đứa a-ma-tơ như tôi. MercTrans là ví dụ điển hình cho nhóm dịch thuật chuyên nghiệp.